Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Bệnh viêm xoang nên có chế độ ăn uống như thế nào?

Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến ở Việt Nam, bao gồm có viêm xoang cấp và viêm xoang mãn. Trong đó, bệnh viêm xoang cấp lại phân ra thành viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Bạn có thể bị mắc lại nhiều loại viêm xoang cùng một lúc.

Trong bài hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số chế độ ăn uống, cũng như các thực phẩm cần tránh, giúp bạn trong việc phòng tránh cũng như hỗ trợ chữa trị bệnh viêm xoang.

 


Nguyên nhân phổ biến của viêm xoang do môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh… là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây viêm xoang phát triển. Ngoài ra nguyên nhân còn do do viêm mũi, cảm, viêm họng biến chứng thành viêm xoang.

Để phòng bệnh viêm xoang, cần chú ý đến môi trường sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học:

- Uống nước đun sôi để nguội, nên uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài.

- Tăng cường ăn các thực phẩm chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp như: cá hồi, cá nục, cá mòi…

- Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế…

- Nên ăn một số thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm xoang.

-Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành giúp cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng.

- Dùng thức ăn ấm bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua …

 


* Một số món ăn tốt cho bệnh viêm xoang

- Canh gừng: Gừng sấy khô 10g, cam thảo nước 20g. Lấy hai vị thuốc trên sắc nước uống, mỗi ngày một thang, buổi sáng, buổi tối mỗi buổi một nửa. Tác dụng: tính ấm trợ dương, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.

- Canh táo đỏ: Táo đỏ 10 quả đem nấu nước uống, mỗi ngày 3 lần, có tác dụng bổ dưỡng phế âm, thông mũi.

- Đậu đao xào: Lấy đậu đao già, dùng lửa nhỏ sấy khô, sau đó tiếp tục thái nhỏ, cuối cùng cho vào trong nồi, cho một chút rượu (không cho muối) xào một lúc là được. Có hiệu quả rất tốt đối với phòng trị viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng.

- Nước bạc hà và hoa kim ngân, hoa cúc: Lá bạc hà tươi 10g, hoa kim ngân, hoa cúc (mỗi loại 10g). Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi, cho nước vừa đủ nấu lấy nước dùng.

- Canh mướp nấu thịt: Một lượng mướp và thịt nạc vừa đủ. Mướp rửa sạch, cắt đoạn; thịt thái miếng mỏng đem nấu canh để dùng lúc nóng khi mắc bệnh.

* Các thực phẩm nên tránh:

- Không uống nước để trong tủ lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp.

- Hạn chế sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.

- Không ăn những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò…

- Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa.

- Không uống cà phê, bia, rượu vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hơn nữa rượu được xem là một chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước nên cơ thể thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang.

- Không sử dụng nước soda vì loại nước này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm xoang.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về chế độ ăn uống dành cho bệnh viêm xoang. Hy vọng với bài viết này, có thể giúp bạn chọn lựa cho bản thân một thực đơn tốt nhất cho việc phòng tránh căn bệnh này, cũng như trong quá trình điều trị bệnh. Đây là một trong những căn bệnh dễ dàng dẫn tới biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, vì vậy bạn cần chuẩn bị thật tốt cho bản thân khi mắc phải căn bệnh viêm xoang này nhé.

Từ khóa liên quan:
  • cách chữa bệnh viêm xoang mũi
  • cách trị bệnh viêm xoang sàng sau
  • triệu chứng bệnh viêm xoang
  • bệnh viêm xoang mãn tính
  • bệnh viêm xoang sàng
  • bệnh viêm mũi dị ứng
  • chữa bệnh viêm xoang
  • chữa bệnh viêm xoang bằng thuốc nam

1 nhận xét: