Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Điều trị viêm xoang trán ở đâu thì hiệu quả ?

Ở nước ta, thời tiết nóng ẩm, thay đổi liên tục, cùng với môi trường ngày càng ô nhiễm, điều này tạo điều kiện cho bệnh viêm xoang phát triển ngày càng mạnh mẽ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người dân, cùng với các triệu chứng vô cùng khó chịu

Bệnh viêm xoang trán cũng nằm trong số đó. Theo y học cổ truyền, viêm xoang mãn tính là một dạng hư hỏa. Do đó, điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.

 


TRIỆU CHỨNG

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.

Bình thường, những chất xuất tiết sinh lý hoặc bệnh lý trong xoangđược tháo ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang. Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.

Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi. Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thườngđặc, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường.

ĐIỀU TRỊ

 

Việc điều trị viêm xoang mãn tính phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêuđộc hoặc khu phong bài nùng. Tuy nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời. Bệnh kéo dài chừng nào thì âm hư càng nặng, càng phải chú trọng đến gốc ở thận. Khi sự cân bằng âm dương đã được thiết lập, hỏa sẽ tự yên vị. Mặt khác khi chính khí đã vững, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui

Trên đây là một số thông tin về điều trị viêm xoang trán mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn. Hy vọng với các thông tin này, các bạn có thể hiểu thêm về bệnh viêm xoang theo đông y, để có thể tìm ra cho mình phương pháp điều trị phù hợp với bản thân nhất

Chúc bạn mau khỏi bênh!

Từ khóa liên quan:
  • viêm xoang trán có nguy hiểm không
  • xoang trán kém phát triển
  • viem xoang tran uong thuoc gi
  • viêm xoang trán mạn
  • xoang trán quá phát
  • chữa viêm xoang trán bằng đông y
  • viem xoang tran man tinh
  • thiểu sản xoang trán

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Viêm xoang trán cấp tính - Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm xoang đang ngày càng trở nên phổ biến hơn do môi trường ngày càng ô nhiễm, thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột, đặc biệt là bệnh viêm xoang trán cấp tính, kéo theo những cơn đau đầu vô cùng khổ sở cho người bệnh.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số triệu chứng cũng như phương pháp điều trị bệnh, mời các bạn tham khảo:

 



Xoang trán là xoang nằm ở vị trí cao nhất, nằm ở trên phía ổ mắt, trong chiều dày của xương trán, xoang trán được ngăn cách với não bởi một vách xương, được thông với hốc mũi qua một ngách dài, được gọi là ống trán mũi.

Triệu chứng bệnh viêm xoang trán cấp tính

Khi bệnh nhân bị viêm xoang trán, sẽ có những cảm giác như đau ở phía trên ổ mắt, đau ở một bên mỗi ngày bạn có thể bị đau 2 lần. Mức độ cơn đau sẽ tăng dần từ sáng đến trưa, mủ sẽ chảy ra ở dịch mũi, những cơn đau xoang sẽ dịu xuống. Khi chiều về cơn đau lại tại phát, cùng với đó là hiện tượng chảy nước mắt, đau da ở vùng xoang, khi bạn ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên- trong ổ mắt sẽ có cảm giác đau nhói.
Bên cạnh đó ngoài những hiện tượng như chảy dịch mủ ở mũi, ngạt mũi, khi bị bệnh viêm xoang trán, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức triền miên, có thể có cảm giác đau mắt, giảm thị lực lâu ngày có thể dẫn đến mất thị lực, mù lòa.
Khi bị viêm xoang trán cấp tính không chữa trị kịp thời hoặc chữa không đúng cách lâu ngày bệnh sẽ chuyển thành viêm xoang trán mãn tính.

Triệu chứng của bệnh viêm xoang trán mạn tính

Đặc trưng của bệnh viêm xoang trán mãn tính, bệnh nhân sẽ không bị ngạt mũi, chảy nước mũi hoặc có chảy nước mũi nhưng rất ít.

Điển hình nhất là cảm thấy đau nhức ở vùng trên hốc mắt, ở vùng trên lông mày.
Thời điểm bắt đầu cơn đau từ 9-10h và kéo dài cho đến đầu giờ chiều, cơn đau âm ỉ khiến cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu. Không những vậy người bệnh có cảm giác sưng phồng ở vùng trán.
Những triệu chứng dai dẳng của bệnh viêm xoang ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, học tập, cuộc sống hàng ngày của người bệnh bởi bệnh nhân có thể giảm trí nhớ.

Chuẩn đoán bệnh và chữa trị bệnh viêm xoang trán cấp tính

Đầu tiên khi chẩn đoán viêm xoang trán, bác sĩ chuyên khoa thường tiến hành chụp Xquang cho bệnh nhân. Sau đó mới tiến hành đưa ra phác đồ điều trị. Cách điều trị viêm xoang trán như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tổn thương của niêm mạc lót. Trong trường hợp niêm mạc lót bị tổn thương ít thì cách tốt nhất điều trị cho người bệnh là dùng kháng sinh như histamin, thuốc co mạch, chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngăn, chữa những bệnh có liên quan về răng.

 

Khi dùng những phương pháp trên mà bệnh vẫn không có dấu hiệu suy giảm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm xoang bằng các loại thủ thuật xoang: nạo sàng qua mũi, qua đường ngoài, nạo sàng hàm, mổ xoang trán, xoang bướm, mổ liên xoang, dùng phương pháp vi phẫu với mục đích là tái tạo sinh lí bình thường của xoang.

Bên cạnh đó để giảm những triệu chứng của bệnh viêm xoang như nghẹt mũi, chảy mũi, viêm mũi, người bệnh nên dùng những loại loại thuốc nhỏ mũi như phinol, naphazolin, otrivin…Những loại thuốc này có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm sung huyết, giúp mũi thông thoáng và dễ thở hơn rất nhiều, đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp mũi bị viêm do lạnh, nhiễm siêu vi..Nhưng đây chỉ là những biện pháp tạm thời làm giảm triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra, chứ không thể chữa triệt để bệnh viêm xoang. Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc trong thời gian từ 5-7 ngày, dùng lâu sẽ thuốc sẽ giảm hiệu quả, có phản ứng ngược.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm xoang trán cấp tính. Những phương pháp mà chúng tôi chỉ ra ở trên chỉ là công cụ hỗ trợ việc chữa trị mà thôi, để có thể đẩy nhanh quá trình chữa trị và chữa trị kịp thời, các bạn cần phải kết hợp với các loại thuốc đặc trị được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng kê đơn.

Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • chữa viêm xoang trán
  • bệnh viêm xoang trán
  • trị viêm xoang trán
  • viêm xoang trán mạn
  • triệu chứng viêm xoang trán
  • điều trị viêm xoang trán
  • cách chữa viêm xoang trán
  • viêm xoang trán có nguy hiểm không

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Chữa trị viêm xoang trán: Dù đủ thuốc thì vẫn thiếu

Với thời tiết nóng ẩm và môi trường ngày càng ô nhiễm, bệnh viêm xoang giờ đây đã trở thành một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta, đặc biệt là viêm xoang trán. Cùng với việc bệnh ngày càng phát triển chính là sức đề kháng của con người ngày càng kém trước các nguyên nhân gây bệnh.

 

Kế đến, tuy không thiếu thuốc kháng sinh, kháng viêm nhưng con đường từ viêm mũi dị ứng đến viêm xoang mãn tính càng lúc càng ngắn vì nhiều người vẫn tưởng hễ đúng thuốc thì bệnh phải lùi. Thực tế, bệnh đúng là có khi lùi nhưng thường chỉ lùi vài bước rồi lại thừa cơ lấn tới với khuynh hướng càng lúc càng nhanh.

Lý do

Thuốc kháng sinh dù thuộc đời mới toanh nhưng nếu đàm nhớt đóng cứng trong xoang hơn keo dán sắt thì có uống cho lắm cũng bằng không. Đáng tiếc vì nhiều người vẫn chưa biết thuốc quan trọng hàng đầu trong bệnh viêm xoang lại không phải là thuốc mà là nước. Thiếu nước thì niêm mạc khô, đàm nhớt khi đó khó thải vì khô cứng, bệnh nguyên từ vi khuẩn cho đến nấm mốc nhờ đó bình chân như vại trong đường hô hấp. Xoang khi đó không viêm mới lạ.
Người bệnh viêm xoang vì thế cần uống 2 hay 3 lít nước/ngày càng tốt. Nước đun sôi để nguội cũng được, nước khoáng càng hay. Khéo hơn nữa nếu khoảng 1/3 lượng nước uống là trà hoa cúc, cam thảo, rau má, atisô hay râu bắp.

Thêm nữa, đừng quên một số biện pháp rất đơn giản để trợ lực viên thuốc, như:

- Xông hơi cổ họng và mũi bằng nước ấm pha tinh dầu (tràm, khuynh diệp, gừng...) để vừa kháng viêm vừa long đàm. Xông không lâu hơn 10 phút, buổi tối càng hay và nhất là đừng quên uống ngay 300-500 ml nước sau khi xông.

 


- Dùng thuốc có tối thiểu 30 mg kẽm trong vài ngày liên tục ngay khi ghi nhận dấu hiệu ngứa cổ, nhảy mũi, đau đầu... để nhờ kẽm hỗ trợ sức kháng bệnh.

- Thay vì cố gắng hỉ mũi thật mạnh với ý định tống đàm nhớt nhưng rồi chỉ tăng áp lực trong hầu họng và xoang khiến chất tiết bị đẩy ngược vào trong, nên nhiều lần trong ngày dùng tay đẩy đầu mũi lên cao để nước mũi dễ bài tiết ra ngoài.

- Ngâm chân nước ấm hay hơ ấm lòng bàn chân bằng máy sấy tóc hay đèn hồng ngoại. Nên nhớ cảm giác lạnh ở lòng bàn chân là kích ứng gây co thắt toàn bộ mạch máu ngoại vi của cơ thể. Niêm mạc vùng xoang vì thế khó tránh thiếu máu. Hậu quả là hiện tượng viêm tấy dễ chiếm thế thượng phong mặc dù nạn nhân tốn tiền uống thuốc.

- Giới hạn dùng thuốc nhỏ mũi vì thuốc có thể hiệu quả trước mắt nhưng sau đó, càng dùng thì niêm mạc càng dễ khô. Thay vì dùng thuốc nên rửa mũi bằng nước muối sau một ngày tiếp xúc với bụi bặm.

Bạn đã hiểu rõ lý do vì sao bạn dùng đủ thuốc nhưng vẫn không thể chữa khỏi căn bệnh viêm xoang trán chưa ? Thuốc là một yếu tố quan trọng trong việc giúp bạn chữa trị bệnh, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ song song để tăng hiệu quả chữa trị cao hơn nữa, giúp chữa bệnh dứt điểm hoàn toàn, tránh để ủ bệnh quá lâu, dẫn đến phát triển sang những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • viêm xoang trán có nguy hiểm không
  • xoang trán kém phát triển
  • viem xoang tran uong thuoc gi
  • viêm xoang trán mạn
  • xoang trán quá phát
  • chữa viêm xoang trán bằng đông y
  • viem xoang tran man tinh
  • thiểu sản xoang trán

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang trán và viêm xoang trán mạn

Bệnh viêm xoang căn bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta, do đặc thù thời tiết nóng ẩm và môi trường thay đôi liên tục. Trong đó, bệnh viêm xoang trán là một trong những bệnh thường gặp nhất.

Viêm xoang trán là tình trạng viêm một hoặc hai xoang tại vùng trán. Xoang trán có vị trí cao, nằm ngay trên ổ mắt, trong chiều dày của xương trán, chỉ ngăn cách với não bởi một vách xương và thông thương với hốc mũi qua một ngách dài. Đặc điểm nói trên khiến chứng bệnh viêm xoang trán có những triệu chứng khá đặc biệt:

 


Triệu chứng viêm xoang trán

- Chảy mũi: Dịch mũi thường nhầy đặc, dính, hoặc lẫn mủ xanh, vàng nâu. Đối với những người bị viêm xoang quá lâu, dịch nhầy quá dính và nhiều đã lấp hết đường dẫn lưu từ xoang xuống khe mũi thì có thể chảy mũi rất ít, thậm chí không thấy chảy mũi.

- Đau nhức: Người bị bệnh viêm xoang trán có biểu hiện đau nhức vùng giữa trán, đau dọc theo 2 bên lông mày lan ra vùng thái dương ( Viêm 1 bên xoang thì sẽ đau nhức 1 bên). Nếu bị viêm nặng nhiều mủ sẽ thấy đau tức vùng hốc mắt trên, ấn nhẹ vào thấy rất đau. Trường hợp bị viêm nhẹ thì có thể không thấy đau nhức, hoặc chỉ khi thời tiết thay đổi mới thấy đau nhẹ.

Viêm xoang trán dễ dẫn tới viêm xoang trán mạn

Viêm xoang trán mãn tính hay bị ở một bên xoang do xoang trán không thông trực tiếp mà qua một số ống nhỏ (có khi thông thẳng) với hốc mũi nên cũng dễ dẫn tới viêm mạn, đặc biệt do áp lực, bơi lặn, leo núi, đi máy bay … hay sau chấn thương.

Triệu chứng viêm xoang trán mạn

- Không ngạt mũi, không chảy mũi mủ hoặc nếu có không nhiều, không rõ rệt

- Đau nhức vùng trên hốc mắt, góc trong lông mày một bên. Đau thường âm ỉ, hay gặp vào buổi sáng khoảng 9 – 10 giờ cho đến trưa, xế chiều.

- Đau nhức vùng trán gây nhức đầu âm ỉ, học tập, lao động trí óc giảm; đôi khi có cảm giác sưng phồng vùng xoang trán.

 


Chụp Xquang: tư thế Blondeau cho thấy xoang trán bị mờ so với bên lành, hốc mắt, xoang hàm; cần chụp thêm tư thế sọ nghiêng để thấy rõ được độ dày xoang, tránh trường hợp lẫn với xoang trán kém phát triển hay thiếu xoang trán một bên(cũng gây nhức đầu). Đối với trẻ em đến khoảng 10 tuổi xoang trán mới phát triển, mới thấy được trên Xquang.

Trên đây là một số dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm xoang trán và viêm xoang trán mạn mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bệnh viêm xoang trán rất dễ biến chứng phát triển sang viêm xoang trán mãn tính, vì vậy, khi mới phát hiện bệnh, các bạn nhớ đến thăm khám tại các cơ sở y tế, để sớm có liệu pháp điều trị thích hợp và triệt để nhất.

Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • điều trị viêm xoang trán
  • viêm xoang trán có nguy hiểm không
  • xoang trán kém phát triển
  • viem xoang tran uong thuoc gi
  • xoang trán quá phát
  • chữa viêm xoang trán bằng đông y
  • đau ở giữa trán
  • viem xoang tran man tinh

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Viêm xoang trán có thể dẫn đến mù mắt

Viêm xoang trán là một căn bệnh phổ biến, và thường xảy ra khi môi trường thời tiết thay đổi, đặc biệt là ở nước ta,với thời tiết nóng ẩm, thay đổi thất thường. Chính vì thế nhiều người bệnh coi nhẹ việc chữa trị bệnh này, mà không hề biết rằng, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
 
 

Rất nhiều người giảm thị lực, thậm chí mù đột ngột mà không biết rằng đó là biến chứng của viêm mũi xoang. Do nằm gần nhau nên tình trạng viêm nhiễm ở mũi xoang ảnh hưởng rất lớn tới mắt.

Hốc mắt được bao bọc bởi hệ thống các xoang mặt. Đáy của xoang trán là trần ổ mắt; thành trên của xoang hàm cấu tạo nên bờ dưới ổ mắt; mũi ngăn cách với ổ mắt bởi một vách xương rất mỏng; còn khối bên xoang sàng ở ngay liền cạnh mắt. Do có những liên quan chặt chẽ về mặt cấu trúc nên những viêm nhiễm từ mũi xoang có thể gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và rút lui nhanh chóng. Sau khi có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt... Nếu dùng kháng sinh, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tích của xoang vẫn tiến triển.

Các biến chứng khác ở mắt do viêm xoang:

 

Áp xe mí mắt: Là biến chứng của những viêm xoang mạn tính đợt cấp. Áp xe có thể khu trú ở mí trên (viêm xoang trán, xoang sàng) hay mí dưới (xoang hàm). Mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau. Rãnh giữa mí và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp đỏ và nề, nhãn cầu di động bình thường. Độ 4-5 hôm, túi mủ sẽ vỡ ra ở 1/3 trong của mí mắt.

Viêm túi lệ: Xương lệ vừa mỏng lại vừa có những lỗ thông với xoang và mũi nên rất dễ bị viêm. Da vùng góc trong ổ mắt sưng và đỏ, hiện tượng này lan ra mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân sốt và đau nhức nhiều, khoảng 3-4 hôm túi mủ tự vỡ, chỗ vỡ có thể tự liền hoặc thành lỗ rò chảy nước và túi lệ bị viêm mạn tính.

Viêm tấy ổ mắt:
Viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân thấy đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu. Mắt sưng húp, lồi và không di động được, sưng lan cả lên vùng thái dương.

Viêm dây thần kinh thị giác (dây thần kinh chi phối mắt):
Thường là do viêm xoang sàng sau và xoang bướm. Thị lực của bệnh nhân tự nhiên giảm sút đột ngột, có thể tự phục hồi hoặc để lại những di chứng về sức nhìn. Trong những trường hợp này, biểu hiện bệnh xoang lại rất mờ nhạt: không ngạt mũi, không sổ mũi, ít khi nhức đầu. Khám xoang chỉ thấy ít mủ hoặc chất xuất tiết nhầy từ khe trên chảy xuống họng.

Ở trẻ em, viêm xoang cấp gây những biến chứng nặng nề như viêm xoang sàng xuất ngoại (mủ chảy ra ngoài làm thành túi mủ ở góc trong ổ mắt) hoặc cốt tủy viêm xương hàm trên (sưng phồng ở phần má, dưới ổ mắt), đôi khi dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bạn đã thấy được sự nguy hiểm của căn bệnh viêm xoang trán chưa ? Vì vậy, ngay khi có các triệu chứng của bệnh, hãy nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế, để có các phương pháp điều trị kịp thời và triệt để, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với cơ thể.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Từ khóa liên quan:
  • chữa bệnh viêm xoang
  • viêm xoang mũi
  • cách chữa viêm xoang
  • viêm xoang gây giảm trí nhớ
  • viêm xoang trán có nguy hiểm không
  • xoang trán kém phát triển
  • viem xoang tran uong thuoc gi
  • viêm xoang trán mạn

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Viêm xoang trán mãn tính - Triệu chứng và cách khắc phục

Thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh, nấm môc,.... Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng không ngừng của người bệnh viêm xoang, trong đó viêm xoang trán là loại phổ biến nhất.

 


Xoang trán là xoang có vị trí cao, nằm ở trên phía ổ mắt, trong chiều dày của xương trán, chỉ ngăn cách với não bởi một vách xương và thường thông với hốc mũi qua một ngách dài, gọi là ống trán- mũi.

Các triệu chứng của viêm xoang trán

– Khi bệnh nhân bị viêm xoang trán, bệnh nhân sẽ cảm thấy các cơn đau phía trên ổ mắt, đau ở một bên và thường xuấ t hiện 2 chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau sẽ tăng dần từ sáng đến trưa và mũi chảy dịch mủ, xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống. Đến chiều cơn đau lại tại phát, kèm theo chảy nước mắt, da ở vùng xoang chỉ sờ cũng thấy đau, ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên- trong ổ mắt cũng có cảm giác đau nhói.

– Ngoài những triệu chứng chảy dịch mủ ở mũi, ngạt mũi, người bị viêm xoang trán còn cảm thấy đau nhức đầu triền miên, có lúc thấy đau mắt, nặng có thể dẫn tới mù mắt.

 


– Viêm xoang trán cấp tính nếu không chữa trị kịp thời hoặc chữa trị không đúng cách có thể dẫn tới viêm xoang trán mạn tính.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm xoang trán
Triệu chứng của viêm xoang trán mạn tính

– Người bệnh khi bị viêm xoang trán mạn tính thì không ngạt mũi, không chảy nước mũi mủ, có thì rất ít.

– Cảm thấy đau nhức vùng trên hốc mắt, góc trong lông mày ở một bên.

– Cơn đau thường bắt đầu từ 9-10 giờ cho đến đầu giờ chiều, cơn đau thường âm ỉ. Đôi khi người bệnh còn cảm giác sưng phồng vùng xoang trán.

– Điều này khiến cho người bệnh sinh hoạt, học tập kém, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Chuẩn đoán bệnh và chữa trị bệnh viêm xoang trán

Để chuẩn đoán bệnh viêm xoang trán, người bệnh cần tiến hành chụp Xquang. Khi phát hiện bệnh, cần tiến hành điều trị. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào niêm mạc lót có bị tổn thương không. Nếu niêm mạc lót bị tổn thương không đáng kể, người bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh, kháng histamin, thuốc co mạch, chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngăn, chữa răng.

Nếu những phương pháp điều trị trên thất bại, người bệnh cần được điều trị bằng các loại thủ thuật xoang: nạo sàng qua mũi, qua đường ngoài, nạo sàng hàm, mổ xoang trán, xoang bướm, mổ liên xoang, dùng phương pháp vi phẫu nhắm tái tạo lại sinh lý bình thường của xoang.

Để giảm các triệu chứng viêm xoang như nghẹt mũi, chảy mũi, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi như phinol, naphazolin, otrivin…Đây là các loại thuốc có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm sung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở, có hiệu quả trong trường hợp mũi bị viêm do lạnh, nhiễm siêu vi..Tuy nhiên, đây là chỉ biện pháp tạm thời giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh chứ không phải thuốc trị bệnh. Chỉ nên dùng thuốc trong 5-7 ngày rồi dừng lại, nếu không thuốc sẽ giảm hiệu quả hoặc có phản ứng ngược lại với người bệnh.

Bài viết trên đây là một số triệu chứng cũng như cách khắc phục mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể hiểu thêm về viêm xoang trán mãn tính, biết được mức độ nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện bản thân, hay người thân xung quanh có những biểu hiện của bệnh, bạn phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời nhé.

Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • viêm xoang mũi là gì
  • viêm mũi xoang xuất tiết là gì
  • viêm xoang mũi mãn tính
  • cách chữa viêm xoang mũi mãn tính
  • viêm xoang mũi kiêng ăn gì
  • thuoc dieu tri viem xoang tran
  • viêm xoang trán có nguy hiểm không
  • xoang trán kém phát triển

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang trán ở trẻ em

Môi trường ô nhiễm, thời tiết biến đổi đột ngột rất dễ gây cho trẻ mắc phải bệnh viêm xoang trán. Vì đây là một căn bệnh phổ biến nên các vị phụ huynh thường lơ là trong khám chữa bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này thực sự sẽ có khả năng biến chững thành những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ

 

Bệnh nhân không nhức đầu, không ngạt mũi mà đi khám vì ho, khạc ra đờm đôi khi cả máu, sốt nhẹ về chiều, ăn kém ngon. Bệnh đầu tiên nghĩ đến là lao nhưng xét nghiệm đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, BCG test… đều không có biểu hiện là lao. Tuy nhiên, khám tai mũi họng thấy mủ ở ngách giữa, Xquang thấy xoang mờ.

Biến chứng sang viêm họng mạn tính

Bệnh nhân kêu đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng. Ngoài ra các triệu chứng thường thấy là đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực… Thường chẩn đoán nhầm là đau dạ dày. Khi khám tai mũi họng thấy mủ ở khe giữa, X quang xoang mờ.
Có cảm giác nhức đầu

 

Đau dây thần kinh sinh ba. Nhức đầu là một triệu chứng của viêm xoang nhưng nhức đầu kéo dài sau khi viêm xoang đã ổn định thì đó là biến chứng. Thường bệnh nhân kêu đau vùng trán lan ra sau gáy. Mỗi khi làm việc thì cơn nhức đầu tăng. Khi bơm thuốc cocain 60% vào xoang bướm thì triệu chứng đau giảm, đó là đau dây thần kinh thứ phát sau viêm xoang.

Sẽ bị viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu


Bệnh nhân có thể bị viêm xoang cấp hoặc mạn tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có viêm xoang sau. Trong viêm xoang cấp tính thị lực sụt rất nhanh sau đó vài tuần tự nhiên hồi phục. Trong viêm xoang mạn tính thì cả hai mắt đều mờ với các mức độ khác nhau. Bệnh nhân sợ ánh sáng chói, trước mắt như có màng sương che phủ. Có ám điểm trung tâm, không phân biệt được màu sắc rõ ràng. Thị lực và thị trường bị thu hẹp. Khám mũi xoang ít thấy mủ, chỉ thấy ít dịch nhầy chảy từ khe trên ra vòm mũi họng.

Bị viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt ,viêm túi lệ

Viêm tấy ổ mắt: Ổ mắt bị bao vây bởi các xoang ở phía trong, dưới, trên. Giữa lớp xoang và ổ mắt là lớp xương mỏng nên dễ bị viêm nhiễm từ xoang lan vào. Biến chứng viêm ổ mắt sưng nề thường xuất hiện đột ngột. Bệnh nhân chảy mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sau đó, mi mắt sưng, viêm nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau mắt. Các triệu chứng hết khi điều trị nội khoa.


Áp-xe mí mắt: Bệnh này là biến chứng của viêm xoang hồi viêm. Ổ áp-xe có thể khu trú ở mi trên xoang trán, xoang sàng, ở mi dưới xoang hàm. Mi mắt bị sưng to, nóng, đỏ, đau. Rãnh giữa mi mắt và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp bị viêm đỏ, nề. Nhãn cầu di động bình thường. Khoảng 5 hôm sau túi mủ sẽ vỡ ở phần ba trong của mi mắt.

Viêm túi lệ: Xương lệ mỏng, có những lỗ thông với xoang sàng nên túi lệ rất dễ bị viêm. Ngoài ra viêm xoang hàm cũng có thể gây viêm túi lệ.

Triệu chứng biểu hiện là da vùng góc trong của mắt sưng đỏ, lan đến mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân bị sốt và kêu đau nhức vùng mắt. Sau ba ngày hình thành ổ apxe rồi vỡ ra. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm túi lệ mạn tính.

Viêm tấy ổ mắt: Là viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân đau nhói trong ổ mắt. Mí mắt sưng húp, màng tiếp hợp sưng phù nề đôi khi đỏ bầm, phình ra ngoài mi mắt, nhãn cầu lồi và không di động, thị lực sụt nhanh, đồng tử giãn, mất cảm giác giác mạc. Có thể gây biến chứng viêm tĩnh mạch hang, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu…

Bị viêm cốt tủy

 

Nguyên nhân thường do viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ. Bệnh bắt đầu ở xương trán và lan dần rộng ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh… Bệnh nhân đau nhức ở xương trán sau đó thấy sưng một vùng xoang trán, hình thành ổ áp- xe. Rạch ổ áp-xe thấy xương trán bộc lộ màu xám, dễ chảy máu do viêm. Dưới lớp xương viêm nếu dùng kìm cắt xương thấy mủ trong xương, dưới là lớp màng não cứng. Quá trình viêm có thể lan rộng ra các xương nếu không điều trị kịp thời. Kháng sinh liều cao, phối hợp cho kết quả khả quan.

Bị viêm màng não

Viêm màng não có thể xuất hiện tự phát hoặc sau phẫu thuật. Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai…

Biến chứng viêm tắc tĩnh mạch hang

Có thể do viêm xoang bướm hay do viêm tấy ổ mắt gây ra. Bệnh bắt đầu một cách ồ ạt, sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp bị phù nề, đỏ bầm, nhãn cầu lồi phía trước, kém di động, gai mắt nề. Các tĩnh mạch mí mắt và trán bị giãn (hiện tượng đầu Méduse). Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt. Tiên lượng rất nặng, trước khi có kháng sinh thì tỷ lệ tử vong rất cao.
Áp xe não, viêm não

Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc với thương tổn màng não, thương tổn xương. Quan trọng nhất là áp-xe đại não, thùy trán. Thay đổi tính tình xuất hiện sớm. Các triệu chứng định khu như liệt ít xuất hiện. Hội chứng viêm nhiễm và tăng áp lực sọ não thường xuất hiện đầy đủ. Tiên lượng không tốt khi có áp-xe thùy trán. Thường phẫu thuật để giải quyết ổ viêm xoang sau đó chọc hút ổ áp-xe. Điều trị kháng sinh liều cao là cần thiết.

Cách phòng bệnh viêm xoang cho trẻ em

Khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh viêm VA, viêm họng, viêm amidan, viêm tai thì cần đưa cháu đi khám bệnh, tốt nhất là khám các bác sỹ chuyên khoa tai, mũi, họng có kinh nghiệm để được thầy thuốc khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết cho việc chẩn đoán chính xác.

Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, với trẻ lớn cần hướng dẫn đánh răng đúng và tập cho trẻ có thói quen đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, tuy đơn giản nhưng rất có ích lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng, trong đó có bệnh viêm xoang.

Mùa lạnh cần mặc ấm cho trẻ và khi tắm rửa nên ở phòng kín gió và cần dùng nước ấm. Tắm rửa xong, cần lau khô tóc và cơ thể bằng khăn sạch và nhanh chóng mặc quần áo cho trẻ.

Khi cho trẻ ra ngoài đường đưa đi chơi hoặc đưa đi học cần mặc quần áo đủ ấm, có khăn quàng cổ, đi găng gay, bít tất mùa lạnh và nên đeo khẩu trang cho trẻ để tránh bụi, vì bụi mang rất nhiều các loài vi sinh vật gây bệnh.

Ở trẻ có cơ địa dị ứng kèm theo thì nên cho bác sỹ khám bệnh biết để có thêm thông tin giúp cho chẩn đoán bệnh chính xác và chọn lựa phác đồ điều trị thích hợp hơn.

Sau khi trẻ đi học hay đi chơi về nên giỏ nước muối sinh lý vào 2 lỗ mũi để rửa sạch mũi giảm hiện tượng vi sinh vật bám vào. Cần cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về các biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa bệnh viêm xoang trán ở trẻ em. Các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh, nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Từ khóa liên quan:
  • viêm xoang trán triệu chứng
  • triệu chứng của viêm xoang trán
  • triệu chứng của bệnh viêm xoang trán
  • triệu chứng viêm xoang mũi
  • triệu chứng viêm xoang mũi dị ứng
  • biến chứng của bệnh viêm xoang
  • viem xoang buom la gi
  • benh viem xoang mui khong nen an gi